Friday, April 15, 2011

Free Wallpapers

Free Wallpapers


Xem Phim Hát Ca Bềnh Bồng Trên Kênh HTV7 Online

Posted: 15 Apr 2011 06:27 AM PDT

- Tên phim: Hát Ca Bềnh Bồng
- Đạo diễn: Nguyễn Thành Vinh
- Diễn viên: Mi Minh, Hồ Cát Trắng, Minh Thảo, Thái Ngọc Bích, Hoài Linh, Hữu Nghĩa, Ôn Bích Hằng, Hoàng Mập, Đông Dương, Trịnh Thăng Bình, Kim Khánh
- Thể loại: Phim Truyền Hình
- Sản xuất: Kênh HTV7 đài truyền hình TP.HCM
- Quốc gia: Việt Nam
- Thời lượng: 40 Tập
- Năm phát hành: 2011
Ai cũng có quyền được hát, ai cũng có quyền được mơ. Giấc mơ cất lên từ tiếng hát và gợi cho khán giả những khát khao cháy bỏng. Bộ phim ca nhạc truyền hình "Hát ca bềnh bồng" dài 40 tập, phát sóng vào 13 giờ 15 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7, Đài truyền hình TP.HCM đang thu hút khán giả tuổi học trò lẫn người lớn vì câu chuyện dung dị, nét diễn duyên dáng từ các diễn viên mới toanh và những ca khúc dễ nghe, dễ nhớ và cả một ước mơ vút bay thành sao từ các bạn trẻ.


Mênh mang sông nước, con người và vật sản miền Tây Nam Bộ


120 bài hát với đủ các thể loại: pop, rock, dân ca, hò…là con số đáng nhớ của phim ca nhạc "Hát ca bềnh bồng". Trong đó, có 10 ca khúc độc quyền cho phim. Đặc biệt, "dàn bao" của phim là các diễn viên nổi tiếng như danh hài Hoài Linh, Hữu Nghĩa, Hoàng Mập trong khi dàn diễn viên chính đều là những gương mặt mới toanh. Khán giả đã được xem và nghe Hoài Linh hát vọng cổ và đọc rap rồi hát tân nhạc đầy thú vị.

4 gương mặt diễn viên chính thuộc diện "mới tinh khôi" của phim này là Mi Minh (vai Liên Anh) chỉ mới 15 tuổi, Hồ Cát Trắng (vai Muối) lần đầu tiên đảm nhận một vai phải thể hiện khả năng hát và hò trên sông nước miền Tây, Thái Ngọc Bích (vai Cam) vốn là một cô ca sĩ với hình tượng nữ tính lại hóa thân vào một cô gái mạnh mẽ, võ nghệ đầy mình và Minh Thảo (vai Bưởi) cũng lần đầu tiên thể hiện khả năng ca hát của mình trong một bộ phim ca nhạc.


Bốn diễn viên chính trong tạo hình các nhân vật chính của phim

Nội dung phim kể về một cô gái tên Liên Anh (do diễn viên trẻ Mi Minh thủ vai chính) cùng với những người bạn của mình Cam (Thái Ngọc Bích), Bưởi (Minh Thảo), Muối (Hồ Cát Trắng) từ miền Tây lên thành phố lập nghiệp cùng với đam mê ca hát của mình. Liên Anh cùng những người bạn của mình đã gặp rất nhiều khó khăn trong những tháng ngày trên đất Sài Thành. Kết phim khá bất ngờ khi các nhân vật chính đều không trở thành ca sĩ mà đi theo những con đường riêng.


Ba cô bé thôn quê mơ mộng...
Họ khao khát ca hát, muốn thành ngôi sao nghệ thuật nhưng thực tế cuộc sống đã cho các bạn trẻ những bài học, để rồi, họ cũng trở thành "sao" theo nghĩa khác: những người giỏi giang trong lĩnh vực của mình và sống tử tế với nhau.


Ba cô thôn nữ...




Mơ thành ban nhạc ngôi sao



Chợ nổi đã lên phim...



Những khu vườn trồng cây ăn quả...




Cha và con câu cá và đọc rap...trên sông
Đây là bộ phim đáng xem cho cả gia đình. Phim do công ty Đạt sản xuất theo đơn đặt hàng của Đài truyền hình TP.HCM. Đạo diễn: Nguyễn Thành Vinh, biên kịch: Nguyễn Mạnh Thăng.

Lần đầu tiên, khán giả sẽ thấy Hoài Linh trổ tài hát vọng cổ, cải lương và cả nhạc rock, rap trong bộ phim truyền hình ca nhạc dành cho giới trẻ mang tên 'Hát ca bềnh bồng'.
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap

Hoài Linh trong Hát ca bềnh bồng

Nhân vật của Hoài Linh trong phim là một ông lão miền Tây sông nước góa vợ, có một đứa con trai tên là Hai Khô. Anh là một người cha rất mực thương con, nhưng ngoài mặt hai cha con lúc nào cũng đấu khẩu. Điểm đặc biệt là những cảnh đấu khẩu giữa hai cha con được chuyển thành ca nhạc, anh lại có dịp trổ tài vọng cổ của mình, cũng như đọc ... rap trong một số bài hát khá độc đáo.

"Người cha" Hoài Linh thầm thương một người phụ nữ, ra sức chăm sóc cho người phụ nữ đó. Đây cũng là một trong những chi tiết hay của phim khi cả anh Hoài Linh và diễn viên nữ đều phải thể hiện vũ đạo và hát hò của mình trong phim cho một số bài hát. Những ca khúc trong phim được nhạc sĩ Văn Tứ Quý là người viết toàn bộ các ca khúc với lời và nhạc được... phối hoàn toàn mới và cực kỳ độc đáo

Hát ca bềnh bồng là bộ phim kể về một cô gái tên Liên Anh (do diễn viên trẻ Mi Minh thủ vai chính) cùng với những người bạn của mình Cam (Thái Ngọc Bích), Bưởi (Minh Thảo), Muối (Hồ Cát Trắng) từ miền Tây lên thành phố lập nghiệp cùng với đam mê ca hát của mình. Liên Anh cùng những người bạn của mình đã gặp rất nhiều khó khăn trong những tháng ngày trên đất Sài Thành. Kết phim khá bất ngờ khi các nhân vật chính đều không trở thành ca sĩ mà đi theo những con đường riêng.

Với một bộ phim ca nhạc thì âm nhạc là một trong những phần quan trọng nhất của phim. Mỗi tập phim có trung bình 3 bài hát. Thể loại nhạc cũng rất đa dạng từ pop balad, rock cho đến thể loại dân ca. Một trong những điểm nhấn của phần âm nhạc chính là sự kết hợp đa dạng của các thể loại này. . Phim sẽ có 120 bài hát, trong đó có 10 đến 15 bài hát được viết riêng cho phim, các bài hát còn lại sẽ theo đủ loại phong cách : dân ca (hò, vọng cổ,…), ballad, rock, pop,…Trong 10 tập đầu của phim khán giả sẽ thực sự thấy thú vị với sự kết hợp giữa hò và đọc rap.

Phần hình ảnh của phim cũng được đầu tư không kém. Sông nước miền Tây được tái hiện sống động trên từng thước phim. Cảnh sân khấu được đầu tư với những góc quay đẹp cùng với trang phục của diễn viên.

Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap


Phim hay 2011: Phim Hát Ca Bềnh Bồng, Phim Huyền Sử Thiên Đô, Phim Vũ Khí Sắc Đẹp, Phim Không Chùn Bước Việt Nam, Phim Đội Điều Tra Đặc Biệt II, Phim Bóng Tối Tội Lỗi, Phim Bóng Ma Học Đường 3D, Phim Cho Một Tình Yêu, Phim Chàng Vượt Thời Gian, Phim Chạm Vào Quá Khứ, Phim Cánh Đồng Bất Tận, Phim Cô Dâu Đại Chiến, Phim Cô Nàng Bướng Bỉnh, Phim Công Nghệ Thời Trang, Phim Giao Lộ Định Mệnh, Phim Gọi Nắng, Phim Huyền Thoại Bất Tử, Phim Lệnh Xóa Sổ, Phim Mua Làng Giềng Gần, Phim Mãnh Lực Đồng Tiền, Phim Nếu Chỉ Là Giấc Mơ, Phim Phía Cuối Cầu Vồng, Phim Phía Sau Hào Quang, Phim Quyền Lực Đồng Tiền, Phim Saigon! Yo, Phim Sự Quyến Rũ Của Người Vợ, Phim Thiên Long Bát Bộ, Phim Thiên Sứ 99, Phim Tiểu Thư Đi Học, Phim Tình Như Tia Nắng, Phim Vượt Qua Bóng Tối, Phim Vật Chứng Mong Manh, Phim Xin Thề Anh Nói Thật Phim Xúc Xắc Mùa Thu, Phim Đầm Lầy Bạc, Phim Oan Gia Đại Chiến, Phim Vùng Đất Không Yên Tĩnh, Phim Phiên Chợ Số, Phim Đồng Nghiệp, Phim Nhục Bồ Đoàn 3D.

Xem Phim Huyền Sử Thiên Đô Trên VTV3 Online

Posted: 15 Apr 2011 05:13 AM PDT

- Tên phim: Huyền Sử Thiên Đô
- Đạo diễn: NSƯT Tất Bình, NSƯT Phạm Thanh Phong
- Diễn viên: Công Dũng, Trung Dũng , Bebe Phạm, Trọng Khôi, Lan Hương, Hà Xuyên, Rich Ting, Giáng My
- Thể loại: Phim Truyền Hình
- Sản xuất: Cty Sao Thế Giới
- Quốc gia: Việt Nam
- Thời lượng: 70 Tập
- Năm phát hành: 2011
Vào 21h10 ngày 21/4, tập đầu tiên của bộ phim dài 70 tập "Huyền sử thiên đô" chính thức lên sóng trên kênh VTV3 - Đài THVN.

Huyền sử thiên đô của nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn không chỉ ghi lại thời khắc dời đô từ Hoa Lư về Đại La mà còn lý giải ý tưởng này như một quá trình nhận thức tất yếu, đúc kết từ thực tế của Lý Công Uẩn.

Chuyện phim diễn ra từ năm 1004 đến 1009. Khi đó vua Lê Đại Hành không còn mạnh mẽ, quyết đoán như thời kỳ đầu gây dựng nhà Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn được cả triều đình tôn lên làm vua, khai sáng một triều đại mới, triều đại nhà Lý cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Bộ phim có hơn 60 nhân vật chính, phụ có tên và hàng trăm nhân vật không đặt tên. Ngoài những nhân vật chính có danh tính trong chính sử: Lý Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh, Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh, công chúa Cúc Phương, còn nhiều nhân vật hư cấu nghệ thuật như nữ tướng Giáng Bình, võ tướng Xôn Sa Ma.

Truyện phim bắt đầu từ khi Lý Công Uẩn, theo thánh chỉ của Lê Đại Hành, cầm quân rời Hoa Lư đi dẹp loạn Đinh Đỗ Hoàn ở châu Lai Hà; Khai Minh Vương Lê Long Đĩnh (con thứ 5 của Lê Đại Hành) được cử đi Đại La đánh dẹp các hoàng tử, thân vương ở các châu miền Bắc có biểu hiện chống lại triều đình.

Năm 1009, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua thay Lê Long Đĩnh chết vì bệnh tật. Ông lấy niên hiệu là Thuận Thiên, sau có thụy hiệu là Lý Thái Tổ. Ông đã khai sáng một triều đại mới, xây dựng vương triều Lý kéo dài 216 năm, cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sau khi lên ngôi, ông quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La với bản Chiếu dời đô bất hủ. Tương truyền, năm 1010, đoàn thuyền Thiên Đô của Lý Công Uẩn vừa cập bến thì vùng trời Đại La bay lên một đám mây rực rỡ mang hình dáng con rồng, Lý Công Uẩn liền đổi tên Đại La thành Thăng Long.

Kịch bản phim không viết riêng về Lý Công Uẩn, mà mở rộng, giao thoa giữa nhiều nhân vật như Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh, sư Vạn Hạnh... Ngoài các nhân vật có thật trong chính sử như Lý Công Uẩn, Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh, công chúa Cúc Phương, Minh Đạo hoàng hậu... trong phim còn có nhiều nhân vật chính, phụ được hư cấu như nữ tướng Giáng Bình, thầy thuốc Hà Cang, võ tướng Xôn Sa Ma...


Bộ phim Huyền sử thiên đô sẽ chính thức được phát sóng lúc 21h10 thứ 5, 6 trong tuần trên VTV3 - Đài THVN, bắt đầu từ 21/4/2011. Mời quý vị và các bạn đón xem!

20 tập đầu tiên của Huyền sử thiên đô - bộ phim truyền hình được thực hiện nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - sẽ bắt đầu phát trên sóng VTV3 từ 21.4.

Thế là sau phim nhựa Khát vọng Thăng Long và phim truyền hình Về đất Thăng Long (đã chiếu), người xem sẽ một lần nữa được thấy những Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh, Lê Đại Hành… trên màn ảnh qua Huyền sử thiên đô. Cùng xoay quanh đề tài "dời đô", nhưng mỗi bộ phim đem đến cho người xem cách nhìn, cách lý giải khác nhau về những nhân vật, sự kiện lịch sử trong giai đoạn cuối nhà Lê đầu nhà Lý. Với Huyền sử thiên đô, nhà văn - biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn nói rằng, ông không tập trung thể hiện việc dời đô, mà tìm cách lý giải và thể hiện quá trình dẫn tới việc dời đô cùng những biến động lịch sử trong quãng thời gian từ 1004 - 1009 trong cuộc đời Lý Công Uẩn. 5 năm ấy đã được thể hiện trong 70 tập kịch bản, mà cho đến nay, bộ phim (Công ty Sao thế giới đầu tư sản xuất, Hãng phim truyện 1 thực hiện) đã hoàn thành đến tập thứ 42.


Lê Hoàn (giữa - Duy Thanh đóng) và các hoàng tử trong phim Huyền sử thiên đô

Dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long vừa qua tựa như một cú hích để hàng loạt dự án phim lịch sử - cả điện ảnh lần truyền hình - được triển khai, trong đó chỉ riêng về Lý Công Uẩn đã có 4 phim (phim thứ tư là Đường đến thành Thăng Long, vừa rồi có nhiều ý kiến cho rằng không "thuần Việt" nên tạm thời chưa thể ra mắt khán giả). Sự nhộn nhịp này làm dấy lên trong lòng khán giả niềm hy vọng rằng dòng phim lịch sử - dã sử - cổ trang của Việt Nam đã được tạo đà để khởi sắc. Thế nhưng lễ lạt qua đi, các bộ phim lần lượt được trình chiếu, người ta mới nhận ra vẫn còn quá nhiều khó khăn để sản xuất và mang đến cho khán giả một bộ phim lịch sử chất lượng cao như tư liệu ít, trường quay chuyên nghiệp cho phim lịch sử không có, chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với phim về đề tài hiện đại, khó thu hút quảng cáo, khi trình chiếu dễ bị "soi"... Những khó khăn đó sẽ càng lớn đối với những nhà đầu tư tư nhân như Công ty Sao thế giới của Huyền sử thiên đô. "Khi bắt tay sản xuất, chúng tôi biết rõ những khó khăn chờ đợi mình, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm làm vì mong muốn sẽ cho ra đời một bộ phim lịch sử nghiêm túc" - bà Ái Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sao thế giới nói.

Bộ phim được quay hoàn toàn trong nước, ê-kíp thực hiện gồm: đạo diễn: NSƯT Tất Bình và NSƯT Phạm Thanh Phong, quay phim: Trần Hùng. Các diễn viên tham gia: Công Dũng (vai Lý Công Uẩn), Trung Dũng (vai Lê Long Đĩnh), Bebe Phạm (vai Giáng Bình) cùng các diễn viên NSƯT Trọng Khôi, NSƯT Lan Hương, NSƯT Hà Xuyên, Rich Ting, Giáng My… Phim phát sóng lúc 21 giờ 10 vào thứ năm, thứ sáu hằng tuần.

Phát biểu tại lễ ra mắt đoàn làm phim "Huyền sử thiên đô" chiều 15/6 tại Hà Nội, Nghệ sĩ ưu tú Đặng Tất Bình, đồng đạo diễn bộ phim cho biết: bộ phim có nội dung thể hiện tài năng, tầm nhìn và đức độ của đức vua Lý Thái Tổ. Phim được khởi quay từ 2/5/2010.

Truyện phim bắt đầu từ vụ Lý Công Uẩn, theo thánh chỉ của Lê Đại Hành, cầm quân rời Hoa Lư đi dẹp loạn Đinh Đỗ Hoàn ở châu Lai Hà; Khai Minh Vương Lê Long Đĩnh (con thứ 5 của Lê Đại Hành) được cử đi Đại La đánh dẹp các hoàng tử, thân vương ở các châu miền Bắc có biểu hiện chống lại triều đình.

Năm 1009, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua thay Lê Long Đĩnh chết vì bệnh tật. Ông lấy niên hiệu là Thuận Thiên, sau có thụy hiệu là Lý Thái Tổ. Ông đã khai sáng một triều đại mới, xây dựng vương triều Lý kéo dài 216 năm, cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sau khi lên ngôi, ông quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La với bản Chiếu dời đô bất hủ. Tương truyền, năm 1010, đoàn thuyền Thiên Đô của Lý Công Uẩn vừa cập bến thì vùng trời Đại La bay lên một đám mây rực rỡ mang hình dáng con rồng, Lý Công Uẩn liền đổi tên Đại La thành Thăng Long.

Kịch bản phim không viết riêng về Lý Công Uẩn, mà mở rộng, giao thoa giữa nhiều nhân vật như Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh, sư Vạn Hạnh... Ngoài các nhân vật có thật trong chính sử như Lý Công Uẩn, Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh, công chúa Cúc Phương, Minh Đạo hoàng hậu... trong phim còn có nhiều nhân vật chính, phụ được hư cấu như nữ tướng Giáng Bình, thầy thuốc Hà Cang, võ tướng Xôn Sa Ma...

Đoàn làm phim dâng hương trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ


Đạo diễn Đặng Tất Bình cho biết, đầu tiên các nhà làm phim đã sang tận Trung Quốc để khảo sát phimtrường, nhưng sau đó thấy không phù hợp nên đã trở về, đi tìm bối cảnh ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Cuối cùng thì toàn bộ bối cảnh phim đều được dựng ở trong nước (Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, cố đô Huế...) .

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đã viết kịch bản phim dài 3.500 trang này trong 20 tháng. Tư liệu lịch sử nước ta từ thời Trần về trước không nhiều. Hầu hết các kịch bản phim lịch sử ở nước ta trước đến nay đều nghiêng về hai hướng: hoặc quá câu nệ vào dã sử (truyền thuyết dân gian), hoặc quá phụ thuộc vào chính sử (thông qua 3 bộ sử lớn nhất là "Đại Việt sử ký toàn thư", "Đại Việt sử ký tiền viên", "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" do những học giả như Lê Quý Đôn, Nguyễn Nghiễm, Ngô Sỹ Liên... tham gia biên soạn và viết lời bình). Với kịch bản phim này, tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn không đi vào tường thuật thiên đô mà dựa vào luận chứng "vì sao phải thiên đô" để phát triển, mở rộng, sáng tạo… Nhằm tạo nên một bộ phim dã sử hấp dẫn.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao - Du lịch Lê Tiến Thọ chụp ảnh lưu niệm cùng các diễn viên


Người đảm nhận vai diễn Lý Công Uẩn trong suốt 70 tập phim là diễn viên Công Dũng. Vào vai diễn này, anh sẽ phải chịu sức ép làm thế nào để hoàn thành tốt được vai diễn lớn, khắc họa hình ảnh của một người anh hùng sống cách đây cả ngàn năm. Ngoài việc tìm hiểu về tính cách nhân vật, Công Dũng còn phải học từ dáng đi, cách ăn nói và hành động, học võ thuật và tập cưỡi ngựa. Còn về tính cách, theo anh cảm nhận, Lý Công Uẩn là người mà trong công việc rất cứng rắn, quyết đoán; có đời sống nội tâm sâu sắc vì từ nhỏ ông theo Thiền sư Vạn Hạnh, được nuôi dưỡng trong chùa, nên là người trọng cái tâm, cái đức.

Công Dũng hóa trang để vào vai Lý Công Uẩn

Từ trái sang phải: Lê Long Đĩnh (Trung Dũng), Cúc Phương (Thuy Quỳnh), Lý Công Uẩn (Công Dũng), Giáng Bình (BB Phạm), Xôn Sa Ma (Rich Ting)

Năm 13 tuổi, Công Dũng đã là kiện tướng môn thể dục dụng cụ, được tuyển thẳng vào trường Đại học Thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau này anh lại chọn cho mình một hướng đi khác khi quyết định thi vào trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Từ đó đến nay, những thành công trên màn ảnh đã khẳng định lựa chọn của Công Dũng là đúng. Anh được công chúng điện ảnh và truyền hình nhớ đến qua nhiều bộ phim như: Những chàng trai đa cảm, Vòng nguyệt quế, Nhà có nhiều cửa sổ, Bi kịch màu trắng, Nơi tình yêu bắt đầu, Hoa cỏ may, Chuyện nhà mộc…và vai diễn Hàn Mặc Tử trong vở kịch 100 phút cuối của Hàn Mặc Tử của Nhà hát Tuổi Trẻ.

Cánh phóng viên háo hức hỏi cảm tưởng của Công Dũng như thế nào khi đóng cặp với BB Phạm (vai Giáng Bình- người yêu của Lý Công Uẩn, một nhân vật hư cấu). Anh chỉ cười: "Chưa thể nói gì được vì thời lượng quay chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ có cảnh cô ấy ngấm thuốc độc và bị hôn mê thôi !..."

Công Dũng và BB Phạm


Vai Giáng Bình được trao cho siêu mẫu Bebe Phạm. Đây là hồng nhan tri kỷ có mối tình nhiều trắc trở, sâu nặng với Lý Công Uẩn từ những năm tháng gian truân, khốc liệt khi ông chưa trở thành vua Lý Thái Tổ. Giáng Bình được xây dựng là con gái của đại thần nhà Đinh- Đinh Đỗ Hoàn (cũng là nhân vật hư cấu, không có tên trong sử sách). Ban đầu, cha con Đinh Đỗ Hoàn bị quy có âm mưu khôi phục nhà Đinh nên bị ghép tội phản nghịch. Lý Công Uẩn khi đó là võ quan của vua Lê Đại Hành, nhận nhiệm vụ bắt giải hai cha con Đinh Đỗ Hoàn về kinh thành Hoa Lư. Từ đối đầu đến cảm phục tài năng, tư chất, phẩm hạnh, hai người trở thành tri kỷ. Giáng Bình cũng là một phụ nữ giỏi võ, tham gia nhiều trận chiến, luôn luôn kề vai sát cánh cùng Lý Công Uẩn trong mọi bước thăng trầm.
Trong lịch sử, Lê Long Đĩnh giết anh là Lê Long Việt để lên làm vua, bị coi là ông vua tàn bạo, hoang dâm vô độ. Lê Long Đĩnh còn có biệt hiệu là "Lê ngoạ triều hoàng đế", vì ông này hay nằm khi thiết triều. Thật ra tên hiệu của ông vua này là "Đại thắng minh quang hiếu hoàng đế", nhưng sử sách lại không ghi tên hiệu này dù Lê Long Đĩnh làm vua tới 4 năm; trong khi có ghi tên hiệu Lê Long Việt là Lê Trung Tông, dù ông này làm vua có 4 ngày. Trả lời PV báo Lao Động, tác giả Trần Mạnh Tuấn lập luận: "Nếu Lê Long Đĩnh hoang dâm vô độ đến thế thì làm sao có thể đem quân đi dẹp loạn ở 5 nơi xa tít tắp, từ phía bắc (Lào Cai) đến phía nam (Nghệ An). Phải chăng bản thân các nhà viết sử cũng mâu thuẫn và có điểm chưa khách quan?"

Lê Long Đĩnh (Trung Dũng) và công chúa Cúc Phương (Thu Quỳnh)


Phim đề cập đến sự tàn ác của Lê Long Đĩnh, nhưng cũng nhắc tới nhiều công lao của ông, như đánh đông dẹp bắc, giúp Lê Đại Hành, hay công tâm khi trong quân không có người họ Lê. Lê Long Đĩnh cũng là nguời phá bỏ quan niệm "Bế quan toả cảng", mở cửa cho dân buôn nước ngoài vào ta, đặt quan hệ với Hàn Quốc, Indonesia, Philippines…

Diễn viên Trung Dũng rất hào hứng khi được nhận vai diễn này, đã bỏ nhiều công tìm tư liệu, đọc để hiểu về Lê Long Đĩnh. Trung Dũng cảm nhận về nhân vật: "Ông ta là một nhân tài, vì thế được Lê Hoàn trọng dụng, cho cầm quân đi dẹp loạn. Ông cũng biết trọng nhân tài, đã từng tìm cách chiêu mộ Lý Công Uẩn… Con đường lên ngôi của ông ta là bất chấp tất cả, người nào cản đường, ông ta giết…. Nói về vai diễn thì đây là một vai hấp dẫn. Trong nghề, Dũng không ngại vai chính diện hay phản diện. Vai này thực sự là một vai hay!". Và thử thách anh xác định giờ đây là "phải làm sao để khắc họa được cá tính của nhân vật, để khán giả tin đây chính là Lê Long Đĩnh…"

BB Phạm và Rich Ting


Một nhân vật hư cấu khác là Xôn Sa Ma (tùy tướng của Lê Long Đĩnh) do diễn viên người Mỹ Rich Ting đảm nhiệm. Rich Ting tên đầy đủ là Richard Jonathan Ting, có cha là người Hoa, mẹ người Nhật, lớn lên ở Mỹ và đã tốt nghiệp Đại học Yale. Anh xem bản dịch tiếng Anh để hiểu diễn biến câu chuyện, rồi lại phải đối chiếu với kịch bản tiếng Việt để học lời thoại.

Giáng Mi - Phụng Càn hoàng hậu


Hoa hậu Đền Hùng Giáng My trong Huyền Sử Thiên Đô cũng đảm nhận một vai xuyên suốt 70 tập phim, đó là Phụng Càn hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Phụng Càn hoàng hậu có 3 người con từng yêu thương, gắn kết với nhau và cũng đã tiêu diệt nhau: Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh, Lê Cúc Phương.

NSƯT Hà Xuyên (giữa) là người đóng vai Minh Đạo Hoàng Hậu


Chỉ còn chừng 100 ngày nữa là đến thời điểm phát sóng những tập đầu tiên của bộ phim. Đoàn làm phim đã hoàn thành được những cảnh quay đầu tiên. Đạo diễn Phạm Thanh Phong cho biết: Trời giữa mùa hè nắng nóng, những cảnh quay thực hiện trên miền núi, khí hậu như thiêu như đốt, lại còn nhiều muỗi, côn trùng. "Có hôm thấy các diễn viên mặc nguyên quần áo vua chúa, nằm lăn ra tảng đá vì mệt... Nhưng trên những thước phim thì không hề thấy sự mệt mỏi. Anh chị em đều rất cố gắng và tâm huyết, lại có sự phù hộ của tiền nhân, bộ phim sẽ hoàn thành đúng tiến độ".
Những phi vụ mất trắng, bù lỗ bạc tỉ của phim Việt.
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả. Ngày 21-4 tới, bộ phim Huyền sử Thiên Đô (dài 70 tập, kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn, NSƯT Đặng Tất Bình và NSƯT Phạm Thanh Phong đồng đạo diễn; Công ty Sao Thế Giới hợp tác với Hãng phim Truyện 1 sản xuất) sẽ được chính thức ra mắt khán giả cả nước vào lúc 21 giờ trên kênh VTV3. Như vậy là sau Về đất Thăng Long, khán giả lại có thêm cơ hội thưởng thức tiếp một bộ phim truyền hình lịch sử cổ trang hiếm hoi trên màn ảnh nhỏ. Nhưng Huyền sử Thiên Đô cũng không hứa hẹn mang đến một phim đề tài lịch sử cổ trang hay.


Bebe Phạm vai Giáng Bình trong phim Huyền sử Thiên Đô.

Chưa hấp dẫn

Dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã tạo cảm hứng cho các nhà làm phim Việt Nam xây dựng nhiều bộ phim có đề tài liên quan đến sự kiện này. Và đây cũng là cơ hội để khán giả Việt Nam thẩm định khả năng làm phim đề tài lịch sử cổ trang của điện ảnh Việt Nam.

Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng rất lớn trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử cổ trang được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng phim lịch sử Việt chỉ mới dừng lại ở việc thể nghiệm, minh họa chứ chưa đủ khắc họa được hình tượng nhân vật một cách sâu sắc và không chuyển tải được trọn vẹn chiều sâu của vấn đề phim đặt ra.


Chọn khai thác hình tượng Thái tổ Lý Công Uẩn, hai bộ phim Khát vọng Thăng Long (đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Công ty Kỷ Nguyên Sáng sản xuất) và Về đất Thăng Long (kịch bản Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Trần Ngọc Phong, Hãng phim M&T Pictures sản xuất) trở thành tâm điểm chú ý của khán giả điện ảnh và màn ảnh nhỏ khi ra mắt.

Mỗi phim đều có những sáng tạo, hư cấu riêng nhưng nhân vật chính của cả hai phim đều còn mờ nhạt, chưa đủ sức bật để tạo thành một hình tượng với đầy đủ diện mạo, cốt cách của một anh hùng lịch sử.Khát vọng Thăng Long có khúc dạo đầu khá tốt, ấn tượng nhưng càng về sau thì lại rời rạc và đoạn kết có phần nóng vội, vụng về. Phim về Lý Công Uẩn nhưng nhân vật đối nghịch Lê Long Đĩnh lại có đất diễn nhiều hơn và trở thành "nhân vật chủ chốt" của phim.

Võ thuật ấn tượng, trang phục và bối cảnh đẹp nhưng kịch bản hụt hơi đã khiến cho mạch phim Khát vọng Thăng Long bị "gãy" đáng tiếc. Còn Về đất Thăng Long, nhiều khán giả nhận xét phim có một đường dây mạch lạc và thuyết phục nhưng lại mất điểm hoàn toàn vì sự thưa thớt, manh mún đến chán ngắt ở những đại cảnh.

Quan, quân lèo tèo chỉ vài người và những cuộc chiến đấu giữa những vị tướng cũng dễ dàng khiến người xem có cảm giác như các nhân vật "đánh trận giả". Điều này cũng là một nguyên do khiến phim mất đi sức hút và tính hấp dẫn. Chưa kể, bối cảnh đơn giản, thiếu sự toàn diện để hình dung được diện mạo của một triều đại.



Ở phim Tây Sơn hào kiệt, dù rằng nhà sản xuất đã nỗ lực hết mình để thực hiện nhiều đại cảnh nhưng vẫn chưa thể làm công chúng hài lòng, bởi cốt chuyện đơn điệu, tình tiết chưa hấp dẫn, đại cảnh trên màn ảnh rộng chưa đạt được độ hoành tráng.

Riêng bộ phim Anh chàng vượt thời gian (đạo diễn Ngọc Ngân, Hoàng Thiên Trụ, Công ty Năng Động Việt, phát sóng lúc 21 giờ trên kênh VTV3) – một thể nghiệm mới cho thể loại phim dã sử cổ trang - đang bị công chúng chỉ trích nặng nề khi xây dựng bộ phim theo trí tưởng tượng hết sức nhạt nhẽo với những tình tiết chuyện hậu cung vớ vẩn, bối cảnh sơ sài, cẩu thả và trang phục thì "không giống ai".

Khổ trăm bề

Khó, khổ trăm bề là câu ta thán cửa miệng của những người làm phim đã trải qua đề tài này. Hàng trăm cái thiếu và yếu, từ kịch bản, đội ngũ làm phim đến phim trường, bối cảnh cổ, phương tiện, phục trang, hóa trang… Mọi nỗ lực chỉ đủ tạm chấp nhận khi kinh phí, thời gian và nhân vật lực đều có hạn.

Nói về khó khăn của kịch bản, một người trong giới cho rằng: Chúng ta có vô số sự kiện lịch sử để dựa vào xây dựng phim nhưng lại thiếu những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử để chuyển thể, phóng tác nên kịch bản những phim đề tài này chủ yếu do một số nhà biên kịch chế tác từ những sự kiện lịch sử chính nên thiếu chất hấp dẫn của tiểu thuyết.



Một người trong giới nói rằng nếu không có dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, với hy vọng được Nhà nước đặt hàng, tài trợ thì không nhà tư nhân làm phim nào dám liều mình đầu tư làm phim đề tài này, bởi họ thừa biết khả năng làm phim của Việt Nam còn lâu mới có thể tạo ra được một bộ phim hay, trong khi phim đề tài này quá tốn kém về tiền bạc, công sức và thời gian.

Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, thừa nhận đơn vị phải xoay nguồn vốn khác để "bù lỗ" cho Về đất Thăng Long. Đạo diễn NSƯT Lý Huỳnh xem Tây Sơn hào kiệt là một tác phẩm tâm huyết. Còn bộ phim do Nhà nước đầu tư Long Thành cầm giả ca (Đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải phóng) thì coi như "mất trắng" vốn đầu tư khi chủ yếu chiếu phục vụ miễn phí cho khán giả ở các tỉnh, thành phía Bắc.



Phim lịch sử đã được khơi dòng nhưng vẫn chưa thể làm "thỏa cơn khát" cho công chúng Việt Nam bao lâu nay. Hầu hết phim lịch sử ra mắt trong thời gian qua đều được thực hiện nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, các đơn vị tư nhân cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước khi bắt tay thực hiện các dự án phim hàng tỉ đồng này. Còn sau đại lễ, một câu hỏi đặt ra là liệu ai sẽ tiếp tục làm phim lịch sử khi những khó khăn, trở ngại của thể loại phim này khiến các nhà sản xuất ngán ngại.

Xem Phim Huyền sử thiên đô trên VTV3, Huyền sử thiên đô,phim Huyền sử thiên đô,xem phim Huyền sử thiên đô,Huyền sử thiên đô vtv3,xem phim huyen su thien do, phim huyen su thien do, huyen su thien do,xem phim huyen su thien do online.

Phim hay 2011: Phim Huyền Sử Thiên Đô, Phim Vũ Khí Sắc Đẹp, Phim Không Chùn Bước Việt Nam, Phim Đội Điều Tra Đặc Biệt II, Phim Bóng Tối Tội Lỗi, Phim Bóng Ma Học Đường 3D, Phim Cho Một Tình Yêu, Phim Chàng Vượt Thời Gian, Phim Chạm Vào Quá Khứ, Phim Cánh Đồng Bất Tận, Phim Cô Dâu Đại Chiến, Phim Cô Nàng Bướng Bỉnh, Phim Công Nghệ Thời Trang, Phim Giao Lộ Định Mệnh, Phim Gọi Nắng, Phim Huyền Thoại Bất Tử, Phim Lệnh Xóa Sổ, Phim Mua Làng Giềng Gần, Phim Mãnh Lực Đồng Tiền, Phim Nếu Chỉ Là Giấc Mơ, Phim Phía Cuối Cầu Vồng, Phim Phía Sau Hào Quang, Phim Quyền Lực Đồng Tiền, Phim Saigon! Yo, Phim Sự Quyến Rũ Của Người Vợ, Phim Thiên Long Bát Bộ, Phim Thiên Sứ 99, Phim Tiểu Thư Đi Học, Phim Tình Như Tia Nắng, Phim Vượt Qua Bóng Tối, Phim Vật Chứng Mong Manh, Phim Xin Thề Anh Nói Thật Phim Xúc Xắc Mùa Thu, Phim Đầm Lầy Bạc, Phim Oan Gia Đại Chiến, Phim Vùng Đất Không Yên Tĩnh, Phim Phiên Chợ Số, Phim Đồng Nghiệp, Phim Nhục Bồ Đoàn 3D.

Clip sex có 1-0-2 của học sinh Lạng Sơn

Posted: 15 Apr 2011 02:57 AM PDT

Mấy ngày qua, cư dân mạng lại xôn xao về một clip sex có một không hai của đôi học sinh tuổi teen xứ Lạng, "phát sốt" bởi những tình huống ngây ngô, hài hước mà cặp học sinh này thể hiện.


Clip có độ dài gần 9 phút, được quay bằng điện thoại hoặc laptop, quay lại cảnh một đôi nam nữ đang "thân mật" với nhau. Bối cảnh của đoạn clip diễn ra trong một phòng ngủ, có thể là phòng ngủ tại nhà riêng, khi trong phòng có tủ đọc sách, tủ quần áo và cánh cửa ra vào được thiết kế khá cao.

Trong quá trình làm "chuyện ấy", đôi học sinh này lồng vào những hành động và câu nói rất hồn nhiên, khôi hài.

Theo một diễn đàn dành riêng cho tuổi trẻ, học sinh nam trong clip tên T., hiện đang học lớp 9. Còn nữ học sinh tên là G., hiện đang học lớp 11. Cũng theo thông tin từ diễn đàn này, G. là một người học giỏi.

Cũng theo thông tin từ diễn đàn, ngay sau khi clip bị phát tán trên mạng, đôi nam nữ này đã bỏ trốn, nhưng sau đó đã quay trở về nhà.

Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, đã có ít nhất 5 clip sex của nữ sinh Lạng Sơn được phát tán trên mạng.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

 
Vida de bombeiro Mister Colibri Recipes Informatica Humor Jokes Technology Curiosidades Science Mensagens News Tecnology Curiosity Fluzão Technology Curiosidades Science Car News Diario das Piadas Net Technology Messages Family Of God BLog Jokes Carros Diario das Mensagens Famosos News Noticias da TV Artesanato Science Music Travel Sports Computer Health Arts Fitness News Recipes Car Top Digital Humor Zodiac Health News Car Education Estate technology Art Science Livros Politics Music Business Women Law Downloads bunterepublikk Downs Computer Downs World Tele News Wireless